Site logo

Thẻ ghi nợ và những điều không nên bỏ qua

Có rất nhiều loại thẻ ngân hàng được phát hành như: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước, thẻ tích điểm. Trong đó, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng là hai loại thẻ phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Bạn đã thực sự phân biệt được hai loại thẻ này chưa, các tính năng của những thẻ này như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn.

1. Thẻ ghi nợ là gì? Các loại thẻ ghi nợ

a. Thẻ ghi nợ là gì?

Thẻ ghi nợ (Debit Card) là một loại thẻ ATM do ngân hàng phát hành. Nó được sử dụng để thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ như siêu thị, TTTM, hoặc giao dịch tại máy ATM bằng số tiền bạn có trong tài khoản.

thẻ tín dụng bị từ chối
Thẻ ghi nợ Visa

Hiểu đơn giản thì bạn có bao nhiêu tiền dùng bấy nhiêu, mỗi thẻ ghi nợ sẽ gắn liền với một tài khoản. Nếu còn đủ tiền trong tài khoản thì mới sử dụng thẻ để thanh toán được. Do đó, thẻ ghi nợ vẫn thường được gọi là thẻ thanh toán. Ngoài chức năng thanh toán, thẻ ghi nợ còn có thể thực đầy đủ các chức năng của thẻ ATM như: rút tiền, tra cứu số dư, chuyển khoản, in sao kê.

b. Các loại thẻ ghi nợ

Có hai loại là thẻ nội địa và thẻ quốc tế:

  • Thẻ ghi nợ nội địa: Có phạm vị sử dụng được thực hiện trong nước, thường là miễn phí (tùy thuộc vào chính sách của từng ngân hàng).
  • Thẻ ghi nợ quốc tế: Thẻ này thường gồm các loại thẻ như: MasterCard Debit, Visa Debit, JCB Debit… phạm vi sử dụng, chức năng của thẻ được thực hiện ở trong nước và nước ngoài và có tính phí.
thẻ ghi nợ
Hay còn gọi là thẻ debit

2. Thẻ tín dụng là gì? Các loại thẻ tín dụng

a. Thẻ tín dụng là gì?

Thẻ tín dụng hay còn được gọi là Credit Card, được ngân hàng cấp với những điều kiện mở thẻ tín dụng MasterCard / Visa khác nhau.
Dựa vào uy tín và thông tin tín dụng cá nhân, mỗi thẻ tín dụng được cấp một hạn mức tín dụng khác nhau. Chức năng chính của thẻ credit vẫn là để thanh toán các hóa đơn, dịch vụ.

b. Các loại thẻ tín dụng

Thẻ được phát hành 2 dạng là thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế. Tuy giống nhau về chức năng nhưng hai loại thẻ này lại khác nhau về lợi ích cũng như phạm vi sử dụng:

  • Thẻ tín dụng nội địa: bạn sẽ được hưởng những ưu đãi từ các nhãn hàng cũng như trung tâm thương mại trong nước, phạm vi sử dụng thẻ bị giới hạn ở phạm vi trong nước.
  • Thẻ tín dụng quốc tế: gồm thẻ Visa Credit, Master Credit,… có thể sử dụng trong và ngoài nước, ưu đãi được hưởng từ các nhãn hàng, thương hiệu cũng như trung tâm thương mại ở phạm vị toàn cầu. Tuy nhiên khi sử dụng tại nước ngoài bạn sẽ bị tính thêm phí chuyển đổi ngoại tệ từ 2% – 4%.

3. Chức năng và lợi ích khi sử dụng thẻ ghi nợ 

a. Chức năng

  • Truy vấn số dư.
  • Rút tiền mặt.
  • Chuyển khoản.
  • Thanh toán hóa đơn.
  • In sao kê.

b. Lợi ích khi sử dụng thẻ

  • An toàn hơn khi không phải mang nhiều tiền mặt. Mang nhiều tiền mặt làm bạn cảm thấy bất an vì những rủi ro mất mát, hư hao. Với chiếc thẻ Debit, tất cả tiền của bạn đã nằm gọn trong một chiếc thẻ duy nhất.
  • Độ bảo mật cao. Khi sử dụng thẻ Debit để rút tiền hay thanh toán bạn cần phải nhập mã PIN hoặc mã OTP. Vì thế, lỡ thẻ có bị mất, tiền của bạn sẽ được bảo toàn. Tuy nhiên, trong trường hợp đó phải báo ngay đến ngân hàng để khóa thẻ.
  • Tiết kiệm thời gian. Khi giao dịch bằng tiền mặt, bạn sẽ giao dịch trực tiếp hoặc mang tiền mặt đến ngân hàng nếu cần phải chuyển tiền. Thay vì vậy, với chiếc thẻ Debit, bạn có thể sử dụng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng như máy ATM, Internet Banking để giao dịch.
  • Dễ quản lý tài chính hơn. Khi mua sắm, thanh toán bằng thẻ Debit mọi giao dịch của bạn sẽ được ghi chú lại đầy đủ và cụ thể. Bạn sẽ biết được rõ ràng chi tiêu trong từng thời điểm. Chi tiêu hợp lý xong, bạn sẽ giữ lại số tiền dư tích góp lại thành khoản tiết kiệm cho riêng mình.
  • Hưởng lãi suất từ tiền trong tài khoản thẻ Debit. Hiện tại, hầu hết các ngân hàng đều áp dụng lãi suất không kỳ hạn cho tiền gửi trong thẻ Debit.

Bài viết trên sẽ giúp bạn nắm rõ hơn những thông tin cần biết về thẻ ghi nợ. Tuy nhiên nếu vẫn còn thắc mắc bạn có thể liên lạc với Onlinebank để nhận hỗ trợ nhé.

Comments

  • No comments yet.
  • Add a comment